TP - Ðó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Theo đó, trong năm 2016, BHXH Việt Nam đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và cấp uỷ, chính quyền địa phương triển khai hiệu quả nhiều giải pháp và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Bà Minh cho biết, kết thúc năm 2016, ngành BHXH đã đạt kết quả tốt trong tất cả các chỉ tiêu, kế hoạch, đặc biệt là đối tượng tham gia BHYT tăng mạnh; thu BHXH, BHYT, BHTN tăng ổn định; hoạt động đầu tư tài chính đúng quy định, số tiền sinh lời vượt chỉ tiêu được giao. Các chế độ chính sách đối với người tham gia và thụ hưởng BHXH được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo.
Ðạt nhiều kết quả quan trọng
Theo bà kết quả nổi bật trong các mặt công tác của BHXH Việt Nam 2016 là gì?
Ngoài các mặt công tác nói trên, công tác cải cách hành chính được triển khai đồng bộ theo đúng yêu cầu của Chính phủ. Cơ quan BHXH đã chuyển mạnh tác phong hoạt động, coi doanh nghiệp (DN), người tham gia BHXH, BHYT, BHTN làm trung tâm phục vụ. Công tác ứng dụng CNTT vào quản lý được đặc biệt quan tâm. Hệ thống thông tin giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT được xây dựng đảm bảo cho việc vận hành theo đúng kế hoạch đề ra; Hệ thống cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT được đồng bộ và kết hợp với dữ liệu có liên quan khác như dữ liệu quản lý thu, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT... để sớm hoàn thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, BHYT theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trong công tác thu, toàn Ngành thu BHXH, BHYT, BHTN ước đạt 255 ngàn tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch, tăng 38 ngàn tỷ đồng (17%) so với năm 2015. Bao phủ BHYT đạt 81,3% dân số, vượt 2,3% so với chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/QÐ-TTg. Nợ BHXH, BHYT, BHTN cơ bản được kiểm soát, không gia tăng số tuyệt đối và tỷ lệ giảm so với năm 2015. Toàn Ngành ước giải quyết các chế độ BHXH cho 8,42 triệu lượt người, tăng gần 400 nghìn lượt người (5,2%) so với năm 2015.
Việc phối hợp giữa BHXH Việt Nam với các bộ ngành liên quan hiệu quả thế nào thưa bà?
BHXH Việt Nam đã chủ động, kịp thời phối hợp với ngành Y tế trong thực hiện thông tuyến KCB BHYT; điều chỉnh giá dịch vụ y tế, thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện đồng hạng trên toàn quốc. Ðồng thời, tập trung cải tiến, đổi mới công tác giám định chi phí KCB BHYT theo hướng ứng dụng CNTT, nâng cao chất lượng quản lý, tăng khả năng giám sát, kiểm soát; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc trục lợi và bội chi quỹ KCB BHYT. Ước cả năm 2016, ngành BHXH và Y tế đã phục vụ trên 144 triệu lượt người KCB BHYT, tăng 14 triệu lượt người (10,8%) so với năm 2015.“BHXH Việt Nam cũng chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển đối tượng, giải quyết đầy đủ, kịp thời các quyền lợi về BHXH, BHYT, ngăn ngừa hành vi lạm dụng, trục lợi, đảm bảo cân đối quỹ BHYT. Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT và kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao”.
Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam
Tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc
Quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc gì cần khắc phục không thưa bà?
Việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT của ngành BHXH hiện nay cơ bản là thuận lợi, thông suốt. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế, vướng mắc. Ðó là, việc hướng dẫn thực hiện một số chế độ theo quy định pháp luật của các cơ quan chức năng còn chưa đầy đủ, kịp thời dẫn đến cơ quan BHXH lúng túng trong tổ chức thực hiện.
Bên cạnh số nợ phát sinh do các DN không tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT, tìm cách trốn đóng, đóng không đầy đủ chế độ BHXH, BHYT cho NLÐ, hiện vẫn chưa có giải pháp xử lý số nợ không còn khả năng thu hồi, nợ tại các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn. Việc khởi kiện đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH của tổ chức Công đoàn còn lúng túng. Một số địa phương chưa kiên quyết trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về BHXH.
Trong lĩnh vực BHYT, tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT diễn ra phức tạp. Nhiều cơ sở KCB BHYT, nhất là cơ sở y tế tư nhân, đã thu dung người có thẻ BHYT không ốm đau, không có nhu cầu KCB; hoặc áp dụng các hình thức khuyến mại bất hợp lý như tặng quà, tặng tiền để lôi kéo người có thẻ BHYT đến khám; tăng chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh...
Theo bà để khắc phục những hạn chế tồn tại trên, BHXH Việt Nam có biện pháp gì?
Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam
Ðề nghị Bộ LÐ-TB&XH sớm ban hành quy định việc xác định danh sách tham gia BHYT đối với đối tượng do ngành LÐ-TB&XH quản lý theo quy định của Luật BHYT và thực hiện liên thông quản lý đối tượng và giải quyết chế độ BHTN. Ðề nghị Bộ Y tế sớm tham mưu, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 105/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHYT để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và quản lý chặt chẽ quỹ KCB BHYT; chỉ đạo các cơ sở y tế kết nối, gửi dữ liệu KCB BHYT lên Hệ thống giám định BHYT; chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra việc sử dụng và thanh quyết toán chi phí KCB BHYT tại các cơ sở KCB BHYT, nhất là đối với những cơ sở bội chi quỹ lớn hoặc có chi phí gia tăng bất thường.
Tập trung nhiều nhiệm vụ trọng tâm
Nhằm triển khai tốt chính sách BHXH, BHYT trong năm 2017, ngoài những nhiệm vụ thường xuyên, theo Tổng Giám đốc, ngành BHXH cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm gì?
Cán bộ BHXH Thái Nguyên hướng dẫn người dân tra cứu thông tin về BHXH, BHYT qua màn hình cảm ứng
Ngành cũng tổ chức thực hiện tốt các Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, Luật Vệ sinh an toàn lao động, Luật Dược và kịp thời đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, đề xuất các giải pháp triển khai hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội ở T.Ư và cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
BHXH Việt Nam tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách TTHC; đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, xây dựng và hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thực hiện liên thông dữ liệu với cơ sở KCB; phấn đấu hoàn thành việc tin học hóa các hoạt động của Ngành theo đúng lộ trình, nhất là các hoạt động liên quan đến phục vụ người dân, DN. Ðẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền theo hướng chuyên nghiệp hóa cả về nội dung…, nhằm giúp người dân, DN hiểu được quyền và nghĩa vụ về BHXH, BHYT và tự giác tham gia.
Xin cảm ơn bà!
Đăng nhận xét