tháng 1 2017

TPO - Mỹ Tâm khẳng định phát ngôn có người yêu trước đó chỉ là trò đùa. “Họa mi tóc nâu” cũng tiết lộ có thể cô sẽ tổ chức đám cưới ở bãi biển không ai biết.

Mỹ Tâm lại gây "sốc" khi phát ngôn về chuyện tình cảm.Mỹ Tâm lại gây "sốc" khi phát ngôn về chuyện tình cảm.

Mỹ Tâm: Chuyện có người yêu chỉ nói cho vui

Trong bài phỏng vấn Dân Việt mới đây, Mỹ Tâm một lần nữa gây sốc khi khẳng định phát ngôn có người yêu trước đó chỉ là trò đùa. “Trong buổi fan meeting vừa qua, các fan của tôi có tưởng tượng ra câu chuyện xảy ra sau khi tôi kết hôn và dựng thành một vở kịch để mở màn chương trình. Trong phần giao lưu, tôi lại được hỏi tiếp về chuyện đám cưới mong muốn diễn ra như thế nào? Mọi người hỏi thì mình phải trả lời nhưng đó cũng chỉ là trả lời vui vậy thôi, không hiểu sao mọi người lấy làm tiêu đề như thật luôn”- Mỹ Tâm nói.

Bên cạnh đó, “họa mi tóc nâu” cho biết, dự định tổ chức đám cưới ở sân vận động với sức chứa 40.000 khán giả cũng không phải sự thật. Cô tiết lộ: “Đám cưới của tôi có thể sẽ làm ở bãi biển không ai biết và “chỉ hai đứa mình thôi nhé!”. Nếu có thêm một cây đàn piano nữa cho không khí lãng mạn thì quá tuyệt vời”.

Đàm Vĩnh Hưng: Tết nào cũng lo có người đòi nợ

Những phát ngôn gây ‘sốc’ dịp đầu năm của sao Việt ảnh 1 Đàm Vĩnh Hưng vẫn luôn ám ảnh chuyện nợ nần.

Cuối năm 2016, Đàm Vĩnh Hưng khiến dư luận bàng hoàng khi “tố” mẹ ruột nợ nần. Đàm Vĩnh Hưng từng chia sẻ từ thời điểm đó, anh không nói chuyện và không ăn cơm mẹ nấu. Cho đến bào phỏng vấn mới nhất trên Zing.vn, giọng ca “Biển tình” tiếp tục chia sẻ về nỗi ám ảnh nợ nần, đặc biệt là trong dịp Tết. Anh nói: “Vài năm gần đây là những cái Tết đáng sợ của tôi. Tôi không có cảm giác vui vì cứ lo lắng có người đòi nợ. Tôi cứ lao đi kiếm tiền trả nợ, mới yên ổn. Khi trả xong lại cảm thấy ức chế với người thân. Tôi liên tục tự hỏi bản thân: 'Tại sao mình cứ làm để trả nợ? Trả bao giờ mới xong?'. Tết đáng nhớ nhất của tôi là năm 1990, em gái tôi trở về Sài Gòn. Cũng lúc đó thì mẹ tôi vào trong tù. Đó là cái Tết mà anh em tôi không có cha mẹ ở bên, sống với bà ngoại. Chúng tôi không có ai lì xì, không có một tình thương nào như bao đứa trẻ khác. Tôi không dám nhìn xung quanh. Có một lần duy nhất anh em tôi ôm nhau khóc nhưng sau đó đi rửa mặt ngay. Năm 2003, khi tôi mới nổi tiếng đi hát ở rạp Long Vân, nhìn thấy cảnh một bà mẹ ôm đứa con trong lòng, vuốt ve, tôi khóc ngay tại chỗ và không hát được. Vì vậy vào ngày lễ Tết, tôi rất sợ nhìn cảnh gia đình người khác âu yếm nhau”.

Trấn Thành: Chất lượng gameshow đang ở mức báo động

Những phát ngôn gây ‘sốc’ dịp đầu năm của sao Việt ảnh 2 Trấn Thành tuyên bố không sợ bị nhàm chán khi xuất hiện nhiều trên truyền hình.

Chủ đề về các chương trình truyền hình thực tế, gameshow từng gây tranh cãi gay gắt trong giới nghệ sĩ và dư luận dịp cuối năm 2016 vừa qua. Là một trong những gương mặt “chiếm sóng” trên sóng truyền hình, danh hài Trấn Thành có quan điểm riêng về vấn đề này. Anh cho hay: “Với tình hình hiện tại, tôi nghĩ chất lượng của chương trình cũng như chất lượng của thí sinh khi tham gia gameshow đang ở mức báo động. Nhiều chương trình gameshow mọc lên, kịch bản na ná nhau sẽ làm cho khán giả nhàm chán, và không đọng lại điều gì sau mỗi chương trình”.

Cũng trong một lần phỏng vấn khác, Trấn Thành khẳng định anh không sợ bị nhàm chán khi xuất hiện nhiều trên truyền hình bởi trước khi nhận lời tham gia anh thường tìm hiểu rất kỹ về từng format của từng chương trình. “Khen và chê luôn là hai khái niệm song hành trong sự nghiệp của người nghệ sĩ. Ngày nào khán giả còn thương tôi, còn khen còn chê nghĩa là khán giả còn quan tâm đến tôi. Vì vậy, tôi luôn đón nhận những lời khen lẫn chê để tự chọn lọc cho mình cách diễn xuất, cách dẫn chương trình sao cho phù hợp và mới mẻ”- Trấn Thành chia sẻ.

Vụ tai nạn xảy ra vào 10 giờ 15 phút ngày 1.2 (mùng 5 Tết Nguyên đán) tại đoạn giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, thuộc P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa (Đồng Nai).

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, tàu lửa mang số hiệu SQN1 do lái tàu Trần Văn Nghĩa điều khiển đang lưu thông hướng từ Bình Thuận đi TP.HCM.
Khi đến điểm giao cắt với đường bộ không rào chắn lý trình km 1701 + 300, thuộc địa phận ấp Xóm Gò (P.Bửu Hòa) thì tông vào ô tô 16 chỗ BS 60M - 3378 do tài xế tên Văn điều khiển.
Tàu lửa tông ô tô văng xuống ruộng, 8 người thương vong - ảnh 1

Ô tô 16 chổ bị xe lửa tông và hất văng hơn 10 m Ảnh: Lê Lâm

Vụ tai nạn khiến hai người chết tại chỗ: gồm Phạm Hồng Anh (43 tuổi) và Phạm Tiến. Ít nhất 6 người bị thương được đưa vào Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu, trong đó có trẻ em. Theo người nhà nạn nhân, những người đi trên xe ô tô đều là bà con họ hàng, đang chuẩn bị đi du lịch thì gặp nạn.
Tàu lửa tông ô tô văng xuống ruộng, 8 người thương vong - ảnh 2

Hông bên phải và đuôi xe bị hư hỏng nặng, 2 người tử vong tại chỗ, ít nhất 6 người bị thương Ảnh: Lê Lâm

Tại hiện trường, Thanh Niên ghi nhận xe ô tô 16 chỗ bị tàu lửa hất văng xuống ruộng cách điểm gặp nạn hơn 10 m, phần hông bên phải và đuôi xe hư hỏng nặng, nhiều vật dụng nằm vương vãi.
Tàu lửa tông ô tô văng xuống ruộng, 8 người thương vong - ảnh 3

Một chuyến tàu lửa chạy ngang hiện trường trong lúc lực lượng chức năng đang xử lý vụ việc Ảnh: Lê Lâm

Nhận được tin báo, các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại hiện trường xử lý vụ việc.

Nguyên nhân vụ tại nạn đang được điều tra làm rõ.

Lê Lâm

TPO - Sáng ngày mùng 5 Tết Âm lịch (1/2/2017), hàng vạn người dân đã nô nức đến Lễ kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2017).

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức hằng năm tại Công viên văn hóa Đống Đa, Hà Nội để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định), lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ.

Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 1Lễ hội luôn có những nghi lễ truyền thống đặc biệt, cờ hoa rực rỡ, sắc phục lộng lẫy rợp trời, chiêng trống thôi thúc xung trận, làm sống lại những trang sử vẻ vang của dân tộc, làm náo nhiệt cả thủ đô Hà Nội. 
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 2
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 3Lễ rước kiệu vua Quang Trung vào cổng chùa Đồng Quang.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 4Đội hát múa theo kiệu.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 5
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 6Hạ kiệu vua Quang Trung
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 7

Sau phần hội, người dân vào chùa Đồng Quang (đối diện gò Đống Đa), chùa Bộc (gần đền thờ vua Quang Trung) phát tâm thiện nguyện, nấu cháo, thắp hương cầu siêu cho các cô hồn.

Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 8Chiêng trống thôi thúc làm sống lại không khí sục sôi lịch sử.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 9Tới dự lễ kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 10Cùng nhiều lãnh đạo Trung ương, Hà Nội và các địa phương.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 11
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 12Từ sáng sớm, đã có hàng vạn người dân tới tham dự lễ hội.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 13
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 14
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 15
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 16Lễ hội kỉ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa bắt đầu bằng màn rước kiệu rực rỡ cờ hoa.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 17Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng một số lãnh đạo trung ương, địa phương đến dâng hương kỉ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 18Màn trống hội tưng bừng.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 19
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 20Sau nghi lễ rước, dâng hương tưởng nhớ công lao đánh đuổi ngoại xâm của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, màn võ thuật tái hiện trận đánh Ngọc Hồi - Đống Đa được biểu diễn.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 21Vào mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc, bất ngờ tiến công vào kinh thành Thăng Long.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 22Quân xâm lược Mãn Thanh.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 23Chúng tàn ác, cướp bóc dân lành.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 24Khí thế hào hùng của trận đánh mùa xuân năm 1789 được tái hiện.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 25
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 26Trận chiến đêm mùng 4, rạng mùng 5 tết Kỉ Dậu đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ khiến tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây. Quân ta đã đánh bại hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Thành Thăng Long được giải phóng hoàn toàn.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 27Sau chiến thắng giòn giã, vua Quang Trung đem cành đào về tặng vợ là công chúa Ngọc Hân.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 28Nhiều tiết mục đặc sắc được trình diễn tại lễ hội.
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 29
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 30
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 31
Tưng bừng khai hội Gò Đống Đa ảnh 32Hàng nghìn người dân thủ đô, du khách náo nức về tham gia lễ hội đầu xuân mới.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 22 giờ 30 phút ngày 31.1 (mùng 4 tết) tại Km 113 + 600 quốc lộ 20 (đoạn đi qua thôn Ánh Mai 3, xã Lộc Châu, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) giữa xe máy và xe đầu kéo chở alumin khiến 3 người thiệt mạng.

Theo một số nhân chứng, vào thời điểm trên, xe tải đầu kéo BS 60C - 283.95 (chưa rõ danh tính tài xế) đang lưu thông theo hướng từ Đà Lạt về TP.HCM, khi đến địa điểm trên đã gây tai nạn với xe máy BS 49AK - 004.52 chạy cùng chiều.

Xe máy do Đoàn Văn Thành Công (17 tuổi, ngụ tại thôn Ánh Mai 3, xã Lộc Châu, TP.Bảo Lộc) điều khiển, chở sau 2 em ruột là Đoàn Công Danh (16 tuổi) và Đoàn Vũ Thiên Thương (10 tuổi).

Vụ tai nạn đã khiến 3 anh em tử vong tại chỗ. Chiếc xe máy bị cuốn vào gầm xe tải và bốc cháy dữ dội.
Xe máy bốc cháy sau va chạm với xe chở alumin, 3 anh em ruột tử vong - ảnh 1

Chiếc xe máy bốc cháy sau khi va chạm với xe đầu kéo Ảnh: Trùng Dương

Xe máy bốc cháy sau va chạm với xe chở alumin, 3 anh em ruột tử vong - ảnh 2

Chiếc xe máy cháy hoàn toàn sau tai nạn Ảnh: Trùng Dương

Ngay sau đó, Phòng Cảnh sát PCCC số 2 (TP.Bảo Lộc) đã điều xe chữa cháy và lực lượng đến dập tắt đám cháy và hỗ trợ CSGT bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông.

3 nạn nhân đang trên đường đi hội chợ tết trở về nhà thì xảy ra tai nạn.

Trùng Dương

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: (84-4) 39431250 - Fax: (84-4) 39430693 - Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

TP - Một lần tình cờ tôi thấy quầy hàng của người châu Phi bày bán đồ chơi này kèm túi sỏi phủ véc ni rất đẹp ở hội chợ quảng cáo văn hóa châu Phi tại Paris. Tôi hỏi cách chơi. Giật mình tự hỏi sao nó giống hệt cách chơi ô ăn quan ở Việt Nam.

“Chơi ô ăn quan” - tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh.“Chơi ô ăn quan” - tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh.
Ngày bé tôi và lũ trẻ hàng xóm thích chơi ô ăn quan. Đi đâu trẻ con thấy sỏi đẹp nhặt cất để chơi rải ranh hay ô ăn quan.  Giữa Hà Nội thời chiến, sỏi đá cũng hiếm vì người ta hầu như không xây dựng. Trẻ con quý từng viên sỏi. Nhiều khi lấy cả hạt na, hạt nhãn rửa sạch để thay thế. Bây giờ trẻ Việt Nam ít chơi trò này vì bị cho là “lê la” bẩn thỉu.

Trò chơi “lê la” này rất tiện, chỉ cần hòn gạch non vẽ mấy cái ô trên đất, sân xi măng là cả lũ ngồi quanh chơi vui vẻ. Chỉ hai người cũng thành cuộc vui cả giờ. Một trò chơi trí tuệ giúp cho kỹ năng tính toán. Bao lâu nay tôi cứ tưởng đó là trò chơi dân gian của Việt Nam.

Trò chơi ô ăn quan thực ra gốc từ châu Phi có tên gọi là Awalé. Awalé có nghĩa là túi hạt. Hạt từ một loại quả cây hiếm ở châu Phi. Trò chơi xuất phát từ Bờ Biển Ngà, Nigeria sau trở nên phổ biến ở châu Phi. Hạt chơi sau này từ cả những cây khác như hạt ô liu, nhiều nơi thay hạt bằng sỏi, vỏ sò, ốc… nên có nơi gọi là ô kola. 

Các vị truyền giáo và các sơ khi đến thuộc địa châu Phi thấy trò chơi này hấp dẫn và đơn giản. Tài liệu ghi nhận lại: chỉ một số hạt hay ít sỏi, kẻ một dãy ô hai tầng là chơi được. Cách chơi : Chia 4 hay 5 viên sỏi ở mỗi ô.

'Ô ăn quan' - từ châu Phi đến Việt Nam ảnh 1Trẻ em và người lớn ở Phi châu đều thích chơi ô ăn quan
Mỗi lượt đi thì rải một vòng, tùy hướng, và rải hết, hễ có một ô trống vừa hết sỏi, thì được ăn ô cách đó. Rồi bốc ô tiếp sau đi tiếp, nếu bên kia ăn hết sỏi hoặc hết ô dự trữ hai đầu thì ván chơi kết thúc, và thắng thua căn cứ vào số điểm ăn được. Ở các vùng khác nhau có quy định và sáng tạo mới của người chơi. Trò chơi rất có ý nghĩa với người châu Phi. Họ còn gọi là trò chơi gieo hạt và thu hoạch. Hạn hán mà hết hạt gieo là mất mùa, thua thiệt. Trò chơi mang tính trí tuệ vừa mang tính chất giáo dục. Phải tính toán để có hạt giống gieo cho vụ sau.  Trong trường hợp hết hạt gieo, đối phương cho vay một hạt, nếu đi được mà ăn đối phương vài hạt thì trò chơi tiếp diễn, nếu không còn đường đi tiếp, vì các ô khác đã trống, còn ít, không đủ quân mà rải là thua. Cuộc sống vất vả, đời sống con người gắn liền với nông nghiệp, hiểu rõ sự quý giá của hạt giống, nên trò chơi đều có gắn với những câu nói về cuộc sống mang ý nghĩa giáo dục.

Trò chơi này cũng được truyền sang Philippines cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, các quy tắc và tùy hoàn cảnh, câu đồng dao đi kèm đã biến đổi theo địa phương mỗi nước. Trò này ở Philippines gọi là dakon.

Trò này sang đến xứ Ả rập trở thành mancala (có nghĩa là di chuyển). Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy đồ chơi này trong một ngôi mộ ở Ethiopie từ thế kỷ thứ tám. Hiện nay trò chơi vẫn còn giữ nguyên ở nhiều nước châu Phi.  Trò chơi theo những người nô lệ da đen sang tận Mỹ và đảo Caraibes. Trò chơi được nhà phương Đông học Thomas Hyde ghi nhận trong cuốn sách De Ludis Orientalibus Libri Duo (1694 Oxford).

Người Pháp vẫn để nguyên tên Awalé (có nơi awélé). A-wa-lé đọc lơ lớ nghe như ô ăn oan. Trò chơi đến VN, vào thời điểm chính quyền Pháp muốn xóa bỏ ảnh hưởng văn hóa Tàu, các nhà nho Tây học, tân tiến có xu hướng chống phong kiến quan lại, khát vọng dân chủ Tây phương, nên đã lái cái tên thành “ô ăn quan” và sáng tạo thêm hai hòn sỏi to tượng trưng như hai ông quan ở hai đầu. Hai vòng cung hai đầu tạo cảm giác như cung các nhà quan, và hai viên to thể hiện quyền lực và sự giàu có. Trò chơi không còn ý nghĩa gieo hạt để vụ sau, trở thành một trò chơi chống quan lại, lấy của quan chia cho người nghèo (các ô khác). Kết thúc trò chơi với câu “Hết quan toàn dân kéo về”. Câu nói và trò chơi làm tôi liên tưởng đến câu ca dao thuộc lòng thời thơ ấu: “quan có cần nhưng dân chưa vội, quan có vội quan lội quan sang” hay “cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”.

'Ô ăn quan' - từ châu Phi đến Việt Nam ảnh 2
'Ô ăn quan' - từ châu Phi đến Việt Nam ảnh 3Đa dạng trò chơi Awalé.
Theo một số nhà toán học, cuộc chơi có thể kéo dài không phân thắng bại đến 51 tiếng với 889?063?398?406 lần đi. 

Nói thêm về sự chuyển âm Việt hóa, trò chơi rải ranh cũng do người Pháp mang đến. Tên trò chơi này ghép hai từ Việt và Pháp. Trò chơi có nghĩa là rải hạt. Hạt tiếng Pháp là grain (phát âm nhanh nghe lơ lớ gần như “ranh” tiếng Việt). Rất nhiều thành ngữ, từ Việt đã được kết hợp, biến hóa từ tiếng Pháp. Ví dụ nói ba láp (palabre) có nghĩa là nói linh tinh  – được ghép hai từ Việt và Pháp (nói + ba láp);  Cua gái ngày nay thế hệ trẻ còn gọi cưa gái. Thành ngữ này thực ra gốc Pháp  (faire la cour có nghĩa tán gái). Nay nhiều người lại nghĩ ra gốc từ cái cưa gỗ.

Rất tiếc trẻ em Việt bây giờ hầu như chỉ chơi máy tính, điện thoại, những trò chơi có tính chất dân gian và giáo dục cao mất dần. Ở châu Âu, dù cuộc sống đầy đủ, nhưng các trò chơi kiểu này vẫn được các thầy cô giáo dạy trong trường và được sản xuất bày bán càng ngày càng hấp dẫn trẻ em. 

TP - Nhiều người biết “Ngẫu hứng lý qua cầu” là một sáng tác của nhạc sỹ Trần Tiến nhưng đó chỉ là “nửa sự thật”. Chính bài thơ “Điệu lý qua cầu” của nhà thơ Bế Kiến Quốc đã khơi nguồn cho sự ra đời của nhạc phẩm này. Sắp tới, “đứa con” có số phận chìm nổi của thi sĩ sẽ đàng hoàng ra mắt độc giả trong tập sách lần đầu được công bố.

Đỗ Bạch Mai bên di cảo của chồng. Ảnh: Hồng VĩnhĐỗ Bạch Mai bên di cảo của chồng. Ảnh: Hồng Vĩnh

Bài thơ như sau: “Bằng lòng đi em…/Nhưng má anh đã mất/Mịt mù xa Nam- Bắc khó đưa dâu/Bằng lòng đi em…/Nữa mai rồi cách biệt/Chuyện tâm tình muốn nói dễ chi đâu/Bằng lòng đi em…/Dẫu chỉ nhờ câu hát/Có chiếc xuồng ba lá của riêng nhau/Bằng lòng đi em…/Mỗi khi buồn đến khóc/Một mình anh ca điệu lý qua cầu”.

Thơ tặng người khác “Em”

 “Điệu lý qua cầu” ra đời năm 1984,  là một trong nhiều bài thơ được thi sĩ viết tặng một cô sinh viên trường Sư phạm buổi đầu đến với văn chương,  kém vợ anh chừng 12 tuổi, khi anh dự trại sáng tác ở Đồng Tháp. Theo nhà thơ Đỗ Bạch Mai, phu nhân Bế Kiến Quốc,  khi phổ biến ca khúc dưới tên mới “Ngẫu hứng lý qua cầu”,  nhạc sỹ Trần Tiến đưa lí do ẩn tên thi sĩ: “Phần lời của bài hát do một nhà thơ viết tặng cho cô bồ của anh ấy nên tôi không dám đưa tên anh ấy vào”. Thế là bao năm Bế Kiến Quốc “lưu vong” trong tác phẩm âm nhạc mà anh góp công sáng tạo.

Mãi sau này, nhà thơ Đỗ Bạch Mai mới “đòi” quyền lợi. Ngoài chuyện liên quan đến tác quyền thì chị muốn “trả lại tên” cho “đứa con tinh thần” của chồng. Tới đây, Đỗ Bạch Mai sẽ công bố một tập thơ đặc biệt của chồng, thơ viết cho những người đàn bà khác. Trong tập thơ, Đỗ Bạch Mai dành hẳn một phần để giới thiệu những sáng tác của Bế Kiến Quốc tặng cô sinh viên Sư phạm khiến anh xao lòng trong chuyến đi dự trại sáng tác.

Tác giả “Năm bông hồng trắng” không che giấu danh tính của người con gái khiến trái tim chồng mình từng lạc nhịp: “Đó là nhà thơ Thu Nguyệt”. Hiện nay Đỗ Bạch Mai vẫn chơi với Thu Nguyệt, “nàng thơ” một thuở của Bế Kiến Quốc, người từng khiến chị phát ghen mà lao vào làm thơ, rồi thành thi sĩ. Đỗ Bạch Mai dành cho Thu Nguyệt lời ngợi khen và cảm thông: “Thu Nguyệt văn chương nhưng ngờ nghệch, dễ thương lắm”. Nhân sinh nhật mình, Thu Nguyệt đã xin phép nhà thơ Đỗ Bạch Mai được sử dụng chùm thơ Bế Kiến Quốc tặng chị một lần duy nhất trên blog cá nhân. Sau đó, Thu Nguyệt  đã tặng lại phu nhân của Bế Kiến Quốc chùm thơ được thi sĩ viết riêng: “Tặng chị và gia đình vì chị và gia đình xứng đáng nhận”.

Nâng niu thơ chồng viết cho người khác ảnh 1

Nhà thơ Bế Kiến Quốc và vợ, nhà thơ Đỗ Bạch Mai.

Trong tập thơ tình viết cho những người đàn bà khác, ngoài phần thơ Bế Kiến Quốc tặng Thu Nguyệt  còn có một số bài thơ tặng những người phụ nữ khiến thi sĩ rung cảm trong đời. Trước khi gặp và kết hôn với nhà thơ Đỗ Bạch Mai, Bế Kiến Quốc từng trải qua một vài mối tình và mối tình nào cũng được anh ghi lại bằng thơ. Đỗ Bạch Mai kể,  Bế Kiến Quốc từng định  đốt hết thơ tặng những người phụ nữ khác nhưng chị  ngăn chồng lại: “Anh làm thế thì em ân hận. Vì em yêu thơ nên mới lấy anh,  những vần thơ đó đâu chỉ thuộc về cá nhân những người ấy”.

Tôi hỏi nhà thơ Đỗ Bạch Mai: “Tập thơ tình của chồng chị viết tặng những người đàn bà khác có dày không?”. Khá bất ngờ khi nhận được xác nhận từ phu nhân Bế Kiến Quốc: “Cũng phải một tập dày”. Chị không giận chồng, không trách chồng, bởi hơn ai hết chị hiểu “nếu không thế thì làm sao có cảm hứng sáng tác”. Đỗ Bạch Mai khẳng định: “Anh ấy chỉ yêu tinh thần thôi”.

Cũng như Đỗ Bạch Mai từng được Bế Kiến Quốc tặng trăm bài thơ. Chị từng nghĩ sẽ cất giữ “món quà” cho riêng mình nhưng khi chồng nằm xuống, được chứng kiến những tình cảm yêu thương, trân trọng của bạn bè, đồng nghiệp, chị quyết định công bố tập thơ mang tên “Đất hứa”, “để thơ của anh đến được với mọi người. Và… cũng bởi vì tình yêu của chúng tôi chỉ là cái cớ cho những bài thơ xuất hiện và tồn tại trong cuộc đời này”. “Đất hứa” là một trong ba tác phẩm giúp nhà thơ Bế Kiến Quốc giành giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Thêm những “đứa con” sắp sửa chào đời

Có lẽ Bế Kiến Quốc là một trong những nhà thơ có phần di cảo khá dồi dào. Đỗ Bạch Mai yêu chồng đến mức gần như tôn thờ nên chị trân trọng, nâng niu từng dòng chữ của anh. Chị dẫn tôi đi khắp nhà để “trình bày sự bừa bộn của mình”, xếp đầy những ngăn tủ kính là toàn bộ bản thảo của nhà thơ Bế Kiến Quốc để lại: “Tôi không vứt đi một tờ giấy nào cả”. Để chứng minh, chị giới thiệu cuốn “Đất rắn lại trời xanh hơn”, tập thơ đầu tiên của Bế Kiến Quốc, hoàn thành bản đánh máy vào tháng 12 năm 1971. Tập thơ bị thất lạc qua nhiều lần dọn nhà: “Hôm đó anh ấy nằm trong viện, cô con gái báo tin vui: “Bố ơi, tập thơ của bố tìm thấy rồi đây”. 10 ngày sau anh ấy mất”, Đỗ Bạch Mai nhớ lại. Chị đã rút  một số bài từ tập thơ này để in nhưng chưa từng giới thiệu trọn vẹn. Tới đây, chị sẽ cho in toàn bộ “Đất rắn lại trời xanh hơn”, một tập thơ chứa đựng nhiệt huyết của chàng tuổi trẻ mới ra trường (Bế Kiến Quốc từng học ĐH Tổng hợp khoa Văn - pv).

Hiện nay có hai tập thơ chưa được in của tác giả “Điệu lý qua cầu” nhưng đang bị thất lạc (do một số người đến làm chương trình truyền hình về vợ chồng nhà thơ, mượn bản thảo “nghiên cứu” rồi quên trả): Tập “Cùng dòng sữa”, một tập thơ viết cho thiếu nhi; tập “Mai Mai”, tập thơ Bế Kiến Quốc viết tặng vợ. Đỗ Bạch Mai cũng muốn công bố tập “Giao lời”. Đây là tập sách gồm những đoạn trích từ những lá thư hai nhà thơ gửi cho nhau những khi phải  xa nhau, do nhà thơ Bế Kiến Quốc tự tay gom góp, biên tập bản thảo từ khi còn sống. “Tập “Giao lời” khoảng hai trăm trang, chứa đựng tình yêu và giáo dục lí tưởng kiểu như “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, nhà thơ Đỗ Bạch Mai bật mí.

Nâng niu thơ chồng viết cho người khác ảnh 2
Nâng niu thơ chồng viết cho người khác ảnh 3

Bản thảo tập thơ chưa xuất bản của Bế Kiến Quốc: Đất rắn lại trời xanh hơn.

Năm 2017, nhà thơ Đỗ Bạch Mai dự định sẽ công bố di cảo của chồng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của anh:  “Tôi nói thật 100 triệu đồng  không đủ để in hết sách của anh ấy nên tôi sẽ phải xin tài trợ”.

Di sản thơ ca của Bế Kiến Quốc ước khoảng 500 bài, một phần không nhỏ trong số đó đã dành tặng vợ, đó cũng là một phần thưởng xứng đáng cho người bạn đời suốt đời hi sinh vì chồng, vì con. Khi còn sống, Bế Kiến Quốc từng viết những lời “cảm ơn cuộc đời”: “Anh đã từng cảm ơn những cuộc tình lỡ dở/Cảm ơn những chiều buồn thuốc lá đốt qua đêm/Cảm ơn nỗi cô đơn đã trở thành quá khứ/Cho anh là tự do khi đời anh gặp em”. 

Bế Kiến Quốc còn một số vở kịch chưa được dàn dựng. Mảng nghiên cứu phê bình của nhà thơ cũng sôi nổi và hấp dẫn, đã được in báo nhưng chưa in thành sách.

Lá thơm hái lúc về già

Nhà thơ Chế Lan Viên cũng có người vợ cùng nghề văn chương, nhà văn Vũ Thị Thường. Sau khi Chế Lan Viên qua đời, Vũ Thị Thường đã cho ra mắt bộ Di cảo thơ gồm 3 tập, tập I, tập II, tập III, NXB Thuận Hóa ấn hành (1992, 1993, 1996). Những bài thơ trong Di cảo thơ của Chế Lan Viên như “những lá thơm hái lúc về già/Những chiếc lá có hương tư tưởng” gây tiếng vang và tranh luận trong giới. Những tháng cuối năm 2016, nhà văn Vũ Thị Thường vô cùng bận rộn với việc làm Tuyển tập Thơ và Tuyển tập Văn Chế Lan Viên, để nộp cho Trung tâm Quốc học TPHCM. Năm 2017, gia đình Chế Lan Viên sẽ kỷ niệm 80 năm ngày xuất bản “Điêu tàn” (1937-2017).

TP - Những bức tranh đẹp của Ngô Lực lại kết hợp với cơ thể đẹp, tạo ra sức hấp dẫn khá mê hoặc.

Ngô Lực vẽ tranh body, vẽ trực tiếp tác phẩm lên cơ thể đã khá lâu và theo đánh giá thì Ngô Lực là một trong những họa sĩ hàng đầu của nghệ thuật này, dòng nghệ thuật hiếm tại Việt Nam.

Vẽ trên cơ thể thiếu nữ ảnh 1Ảnh do họa sĩ Ngô Lực cung cấp
Ngô Lực dùng các chất liệu trong đó có loại dùng hóa trang trong nghệ thuật tuồng và vẽ các tác phẩm lên cơ thể các cô gái, trong khi nhiếp ảnh gia thì ghi lại các bức tranh sống động này. Có khoảng 30 người mẫu hợp tác cùng họa sĩ trong thời gian qua, trong đó có cả người đẹp và hoa hậu. Họa sĩ Ngô Lực cho biết: “Phần lớn các người mẫu tự tìm tới và đề nghị tôi vẽ lên họ. Cả hai bên không ai trả tiền cho ai. Mỗi người đều tự chịu trách nhiệm về câu chuyện của mình”.

 “Một khuôn mặt vốn cân đối, giờ vẽ một nửa khuôn mặt với hình ảnh con người khác khiến chúng ta sẽ nhìn nhận và ấn tượng khác đi về con người ấy”. Ngô Lực quan niệm vẽ là tạo nên sự thay đổi. Anh thường vẽ lại các bức tượng và khiến chúng được mang những ý nghĩa khác hẳn ban đầu. Ngô Lực muốn quá trình vẽ tranh trên cơ thể là quá trình tương tác, giúp người mẫu tìm thấy thêm một điều gì đó thú vị về chính bản thân họ và về nghệ thuật. Người mẫu không phải là công cụ mà chính họ cũng tận hưởng quá trình sáng tạo như một phần của nghệ thuật.

Họa sĩ nhận xét: “Con người ngày nay dễ bị đánh mất bản ngã vì họ bị cuốn theo cuộc sống đương thời. Chẳng hạn khi một mẫu điện thoại mới ra đời thì con người ngày nay rất khó cưỡng lại. Ai cũng đổ xô đi mua. Cuộc sống vật chất với những  nhãn hiệu để bao phủ bên trên cơ thể mỗi người, tới mức một người bình thường không thể định tính họ là ai, bởi họ đã bị truyền thông quảng cáo bao phủ với các nhãn hàng che kín từ đầu đến chân. Lúc này dùng nghệ thuật là để khơi gợi về con người thật”.

Họa sĩ kể: “Tôi mới vẽ cho một hoa hậu người Việt ở nước ngoài. Cô ấy chủ động nhờ vẽ. Họa tiết được vẽ trên cơ cơ thể của cô ấy là hoa văn trên gốm cổ, là rồng phượng, câu chuyện về vua chúa. Qua tiếp xúc, tôi thấy dù cô ấy đi khắp nơi trên thế giới, nhưng cô ấy vẫn mang trong mình câu chuyện cổ tích như thế. Cô ấy có sự mâu thuẫn trong con người Á Đông, vừa tiếp xúc với văn hóa châu Âu nhưng vừa sợ mình mâu thuẫn với các nền văn hóa khác, như sợ bệnh tật vậy!”.

Họa sĩ này tự tìm tòi bút pháp cho mình: “Vẽ trên người giống  như nghệ thuật kiến trúc, phải hình dung hình ảnh cuộn lại, xoay tất các các góc vẫn liên kết với nhau, không bị rối. Đường cong, đường thẳng, đường cứng đường mềm. Thời kỳ đầu tôi vẽ cũng khó khăn dù việc vẽ nude ở trường mỹ thuật là công việc thường xuyên, nhưng nó khác với vẽ trực tiếp trên cơ thể. Phải nghiên cứu kỹ về con người để mình biết kết thúc hình ảnh ở đâu. Vẽ hầu như không có phác thảo và những ai có thói quen vẽ theo phác thảo thì sẽ không vẽ được, bởi cơ thể mỗi người lại có nét riêng”.

Vẽ trên cơ thể thiếu nữ ảnh 2
Anh Đỗ Huy Bắc một người am hiểu hội họa kiến trúc chia sẻ với phóng viên: “Mỗi người có một độ cởi mở khác nhau. Tôi ủng hộ Ngô Lực từ đầu, tôi nghĩ Ngô Lực cũng chịu áp lực nhất định khi vẽ những người đẹp, hiện đại, vượt qua định kiến. Rất khó triển lãm thể loại tranh này ở Việt Nam, nhưng có thể triển lãm, chẳng hạn để lộ một phần cơ thể. Tôi nghĩ cần thời gian cho nghệ thuật này phát triển”.  Anh Bắc cũng cảm thông với những họa sĩ tiên phong như Ngô Lực: “Thật ra Lực làm như cuộc chơi, không ra tiền. Ở nước ngoài vẽ body có thể thu vài ngàn USD để phục vụ cho các sự kiện nghệ thuật, còn ở Việt Nam thì Lực thích nên làm thôi. Ở Việt Nam thì vẽ tranh trên cơ thể chưa phải là nghề, chỉ là phần chơi của nghề vẽ, không phải là phần kiếm sống được”.

__________

12/2016

 

Người mẫu Thy Na Nguyễn: Em và các nghệ sỹ làm vì cái tâm                                                                                                Em biết đến body painting cách đây gần 5 năm, khi body painting nghệ thuật vẽ lên cơ thể còn khá lạ lẫm với mọi người lắm. Em tham gia là vì thích và muốn cho khán giả hiểu hơn về bộ môn nghệ thuật khá mới mẻ này... Mọi người chiêm ngưỡng nghệ thuật sẽ hiểu công sức của hoạ sĩ và cả ekip.

Khi biết em tham gia nghệ thuật này, cũng có người khó chịu, ngay cả gia đình em cũng vậy. Người xưa có quan niệm ăn mặc hở hang đã bị gièm pha, huống hồ chi  body painting là nghệ thuật ngôn ngữ cơ thể... nhưng nếu biết rằng em và các nghệ sỹ làm vì cái tâm, mọi người sẽ có cái nhìn khác hơn. Đến thời điểm này body painting đã được mọi người đón nhận nhiều hơn.

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.