TP - Những ngày tới, thông tin thu hút sự chú ý của dư luận đó là TAND TP Hà Nội đã hoàn thiện và lên kế hoạch xét xử Hà Văn Thắm– cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank).

Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm cùng 47 bị cáo sẽ được xét xử vào ngày 27/2 và dự kiến kéo dài trong 20 ngày liên tiếp. Gần 50 bị cáo trong vụ án sẽ lần lượt bị đưa ra truy tố. Những tình tiết của vụ án gây choáng cho dư luận nhiều vô số kể nhưng điển hình là đường đi lắt léo của dòng tiền và bất chấp những quy định của pháp luật mà con người từng đình đám trong top 10 giàu nhất sàn chứng khoán đã “nhúng chàm”.

Ví như Hà Văn Thắm đã chỉ đạo ngân hàng Đại Dương sẵn sàng cho vay 500 tỷ đồng trong khi đối tác chỉ thế chấp tài sản trị giá 70 tỷ. Hay hô biến để một phòng giao dịch nhỏ dám ký 9 hợp đồng tín dụng và 137,89 tỷ đồng được giải ngân cho một công ty, mà thực chất là công ty sân sau và được Hà Văn Thắm dùng chính nó để trả nợ cho các khoản vay khác của Thắm. 14.000 tỷ đồng nợ xấu là “di sản” ngân hàng này đang để lại.

Năm 2016, vụ xét xử ngân hàng Xây dựng (tiền thân của TrustBank) cũng khiến những người trong và ngoài cuộc “choáng” về cách mua bán cổ phần và vung tiền “ném qua cửa sổ” của ông chủ tay ngang về ngân hàng - Phạm Công Danh. Không được khôn ngoan, lắt léo như Hà Văn Thắm nhưng vốn dĩ “lơ tơ mơ” lại “túng làm liều” Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã kết thúc chuỗi ngày sở hữu ngân hàng bằng “cục nợ xấu” 9.000 tỷ đồng để lại cho xã hội phải “gánh” chịu.

Điểm lại hai vụ “đại án” ngân hàng nổi cộm để nhìn ra con đường  ngắn nhất đưa những ông chủ nhà băng vào vòng lao lý chính là bởi buôn tiền bất hợp pháp hay cố tình vi phạm pháp luật. Âu cũng vì thế mà gần năm trời nay, trong xây dựng Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017-2020, Ngân hàng Nhà nước đang rốt ráo xây cho bằng được những khuôn khổ chắc chắn và minh bạch.

Phát biểu thời gian gần đây, người đứng đầu ngành ngân hàng, Thống đốc Lê Minh Hưng từng chia sẻ trong khuôn khổ của Luật hỗ trợ tái cơ cấu (đang xây dựng dự kiến sẽ đệ trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới đây), một trong những nội dung được quan tâm  sẽ nhấn mạnh vào “siết sở hữu chéo”.

Theo đó, những tổ chức, cá nhân muốn sở hữu khối lượng lớn để trở thành cổ đông thậm chí “ông chủ” nhà băng đó, phải chứng minh được mình có “tiền tươi, thóc thật” để đảm bảo không phải là tiền vay mượn từ chính các nhà băng, giới chủ với nhau. Hay để hạn chế những ông chủ muốn “đi đêm” thao túng ngân hàng, vay mượn tùm lum, sẽ là hàng loạt những quy định chặt chẽ kiểm soát các công ty sân sau, kiểm soát dòng tiền. Thậm chí sẽ mạnh tay cấm vĩnh viễn việc trở lại nhà băng với ông chủ nào vi phạm.

Xây dựng một khuôn khổ khung pháp lý chặt chẽ, sau những mất mát lớn từ những vụ đại án cuốn trôi sông hàng ngàn tỷ đồng, là sự cần thiết kịp thời cho sự phát triển bền vững của một hệ thống -vốn được xem là huyết mạch của nền kinh tế. “Rào dậu” kín kẽ ba bề bốn bên- không để “mất bò mới lo làm chuồng” hi vọng sẽ khiến cả hệ thống ngân hàng đi vào kỷ cương, tuân thủ chặt chẽ các quy định và làm bớt dần, từ đó giảm thiểu những sự vụ dính vòng lao lý.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.