Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) được Bộ Công Thương lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ theo cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) vừa giới thiệu danh sách các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ của các nước thành viên Bản ghi nhớ thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong khuôn khổ ASEAN, bao gồm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Đó là Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) và Nestlé Việt Nam.
Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là việc doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu trên hóa đơn thương mại thay cho C/O mẫu D. Việc thí điểm này nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN.
Theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp thay vì phải đi xin cấp C/O, có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu D cho hàng hóa xuất khẩu của mình.
Bộ Công Thương xác định các tiêu chí khá cụ thể để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ.
Cụ thể, đó phải là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD; có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.
Qua tìm hiểu được biết, hiện Vinamilk chiếm khoảng 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần sữa đặc, 40% thị phần sữa bột và với hệ thống phân phối rộng khắp gồm 212.000 điểm bán lẻ và 575 cửa hàng phân phối trực tiếp.
Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc. Đến nay, Vinamilk đã xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những quốc gia đặt yêu cầu rất cao về chất lượng của các sản phẩm dinh dưỡng như Nhật, Canada, Mỹ, Úc.... Vinamilk hiện đang chuẩn bị khánh thành Trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Việt Nam vào cuối năm nay. Trang trại được xây dựng tại tỉnh Lâm Đồng, theo hệ tiêu chuẩn EU Organic (EC 834/2007 và 889/2008).
Vietnam Report đã lựa chọn và tiến hành phân tích nhóm doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa cao và xếp hạng Top 10 dựa trên 3 tiêu chí: (1) năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính (cập nhật đến nửa đầu năm 2016), được so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành hoạt động (chiếm trọng số 40% điểm); (2) uy tín trên truyền thông của doanh nghiệp theo phương pháp Media Coding, mã hóa các bài báo viết về doanh nghiệp trên các trang báo chuyên ngành từ tháng 7/2015 đến tháng 10/2016 (chiếm trọng số 40% điểm); và (3) nhận định của chuyên gia, Analyst Coding về tiềm năng tăng trưởng giá cổ phiếu và mức độ ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ số VNindex (chiếm trọng số 20% điểm).
Theo đó, Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2016 đều là những doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh khả quan, quản trị tốt hình ảnh và tạo hiệu ứng truyền thông tích cực trong năm 2015 – 2016.
Dựa vào thống kê dữ liệu xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết, đa phần các doanh nghiệp trong Top 10 đều là những doanh nghiệp lớn, có doanh thu và lợi nhuận sau thuế liên tục dẫn đầu ngành hoạt động, có chỉ số ROA, ROE cao hơn trung bình ngành, và giá cổ phiếu có xu hướng tăng trong giai đoạn 3 – 6 tháng gần đây.
“Xét về tiêu chí truyền thông, có thể nói, Top 10 DN niêm yết uy tín năm 2016 là những tên tuổi “không thể không biết đến” của truyền thông Việt Nam…”, đại diện Vietnam Report nhận định. Để nâng cao hiệu quả truyền thông cho các DN niêm yết, theo gợi ý của các chuyên gia Vietnam Report, các DN cần quản trị tốt hình ảnh trên truyền thông, phải đảm bảo tỷ lệ thông tin hợp lý, đa dạng chủ đề sẽ giúp lan tỏa hình ảnh DN.
Đăng nhận xét