TP - 3 tỷ đồng/ ngày, trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm. Đó là số tiền tính tương đương với lượng nước sạch thất thoát của TPHCM.

Tức là lại thêm một con số “ngàn tỷ” khác mất đi mỗi năm, nhưng khác với các vụ án tham nhũng, “cố ý làm trái”… nạn thất thoát nước ở đô thị đông dân nhất nước khó có thể chỉ ra những cái tên, con người cụ thể phải chịu trách nhiệm, tuy cùng giống nhau ở kết cục là tài sản của Nhà nước, của người dân bị hao hụt. Trong khi tỷ lệ hao hụt nước sạch của thế giới là khoảng 15%, trung bình của Việt Nam là 24% thì riêng TPHCM, tỷ lệ này là trên dưới 30%. Tuy nhiên, với quy mô dân số lớn, chỉ vài phần trăm chênh lệch đó đã tạo ra khác biệt lớn về mức độ lãng phí. Cũng có thể sẽ có người nói, đối với một thành phố lớn như TPHCM, mất 3 tỷ đồng/ngày vì hao hụt nước sạch chưa có gì ghê gớm. Nhưng hãy đặt trong bối cảnh thành phố này vẫn còn hàng trăm ngàn dân chưa có nước sạch, vẫn phải xách can đi mua nước từng ngày, trong khi thành phố đang phải chi trả nhiều khoản “hằng ngày” khác. (Ví dụ, chỉ riêng dự  án khu đô thị Thủ Thiêm, các khoản vay thương mại tính gộp khoảng 12.000 tỷ đồng, tính đến thời điểm công bố cuối năm 2015, mỗi ngày thành phố phải trả lãi gần 3 tỷ đồng). Nước sạch thất thoát gây lãng phí, dự án chậm tiến độ gây lãng phí và rất nhiều thứ lãng phí khác đang ngày ngày kéo chậm lại sự phát triển của thành phố vốn được xem là năng động nhất nước trong phát triển kinh tế- xã hội. Nhiều chuyên gia đã từng nói, đừng nên xem thường lãng phí bởi xét nhiều góc độ, vấn nạn này gây thiệt hại không kém gì tham nhũng, tuy nhiên lại ít “được” chú ý bằng.

Đó là mới chỉ xét đến yếu tố kinh tế. Ở góc độ xã hội, một thành phố chưa thể xem là phát triển bền vững khi nhiều nhu cầu cơ bản của một đô thị hiện đại chưa được đáp ứng đầy đủ: đường sá chưa theo kịp tốc độ phát triển dân số, nạn kẹt xe, ngập nước  xảy ra trên diện rộng, tình hình an ninh trật tự còn rất phức tạp, tội phạm chưa thực sự bị đẩy lùi, nước sạch còn thiếu ở nhiều nơi, nhất là khu vực ven đô…

Có thể nói, trong một thời gian dài, TPHCM đã phát triển rất nhanh, thậm chí phát triển nóng, thể hiện ở sự lệch pha giữa tốc độ phát triển hạ tầng và tốc độ gia tăng dân số và hậu quả là bất cập, quá tải, thiếu đồng bộ. Đâu chỉ bây giờ chính quyền thành phố mới biết hệ thống đường ống cấp nước đã tồn tại hàng trăm năm và đang quá tải lớn. Những “lỗi nhịp” trong các dự án, các kế hoạch phát triển của một thành phố lớn đã dẫn tới cả loạt vấn đề, tác động rất lớn đến đời sống người dân.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.