TP - “Văn hóa từ chức là cần thiết”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy, khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV sáng 17/11. Đây cũng chính là lần đầu tiên ông thay mặt Chính phủ đứng trước Quốc hội trả lời chất vấn trên cương vị Thủ tướng.

Hai ngày trước, chiều 28/11, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc lại vấn đề này. “Có văn hóa từ chức không, có nghị định về vấn đề này hay không, ai làm việc đó? Chính là Bộ Nội vụ phải làm việc đó, trình Chính phủ”.

Biết bao nhiêu vụ việc gây chấn động dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin nhân dân, nhưng dường như chẳng thấy ai hề hấn gì. Vụ nước mắm Asen “gây phương hại đến lợi ích quốc gia”, tày đình vậy, liệu chỉ mấy dòng xin lỗi của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) là xong? Có ai phải từ chức không? Vụ điều giáo viên đi tiếp khách ảnh hưởng rất xấu đến dư luận, làm suy giảm nghiêm trọng hình ảnh nhà giáo, nhưng không thấy ai nhận trách nhiệm. Vụ “cả Sở làm quan” như ở Hải Dương, vậy là bình thường sao? Rồi hàng loạt vụ bổ nhiệm con cháu, người nhà làm lãnh đạo, không lẽ chỉ “cười trừ” với dân?

Lâu lâu mới thấy sáng lên đôi trường hợp. Như việc mới đây ông Trưởng ban Tổ chức thành ủy Vị Thanh (Hậu Giang) xin từ chức vì sai phạm về bằng cấp xảy ra từ hồi học lớp 9. Chủ tịch ngành đường sắt xin từ chức, nghỉ hưu sớm 4 năm, khi được thuyên chuyển công tác khác. Hay như năm ngoái, vị bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa Phú Thọ xin từ chức Trưởng khoa vì “tội”… giẫm chân lên giường bệnh nhân trong lúc khám. Dù án kỷ luật của bệnh viện không đến mức ấy. 

Còn nhớ mới đây, khi nói về trách nhiệm của ngành chức năng Hà Tĩnh trong vụ Formosa, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) thẳng thừng: “Nếu là tôi, tôi sẽ xin từ chức và cúi đầu xin dân tha thứ”.

Nếu ai cũng từ chức một cách nhẹ nhàng thế, thì còn gì để ca thán.

Thực chất, nếu chỉ đề ra “văn hóa từ chức”, thì vẫn còn nặng trông chờ vào thái độ tự giác, tự nguyện. Trong một nhà nước pháp quyền, từ chức còn buộc phải thoát ra khỏi phạm trù văn hóa. Từ chức phải nằm trong quy trình pháp lý, trở thành quy định, được luật hóa cụ thể. Không chỉ định tính về văn hóa, mà còn phải định lượng về luật. Buộc người có chức vụ phải “ra đi”, khi chạm tới ba-rem, tới ngưỡng quy định nào đó.  

Do đó, đây có vẻ là bài toán không dễ cho Bộ Nội vụ. Bởi không đơn giản chỉ ra một nghị định về từ chức là đủ. Mà phải trên cơ sở vận hành của cả hệ thống. Hệ thống chính trị, hệ thống pháp lý, quyền đề đạt và cơ chế tiếp nhận đề đạt của công dân trong trường hợp yêu cầu cán bộ từ chức…

Lâu nay thấy nhiều sở, ngành, địa phương tiên phong trong việc chấm điểm cán bộ, công chức. Tự hỏi các bảng chấm điểm ấy nay đâu, được dùng vào việc gì? Chỉ để xếp loại thi đua khen thưởng cuối năm, hay chỉ để “phô diễn”, hoặc cùng lắm là “xử lý nội bộ”?! Rồi suốt 10 năm, cả nước chỉ có 10 cán bộ nhận quà biếu bị phát hiện xử lý. Suốt 10 năm, cũng chỉ phát hiện 17 người kê khai tài sản không trung thực.

Nên rất khó buộc ai đó từ chức, nếu chỉ trông chờ vào sự tự giác của họ.

Nhãn:

Đăng nhận xét

ivythemes

Bài dang phổ biến

Bi?u m?u liên h?

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.