TPO - Thương vụ bán 9% vốn Nhà nước của Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại Vinamilk (mã: VNM) đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước. Cách thức, thể lệ tham gia đấu giá thế nào; cổ phiếu VNM sẽ được chào bán giá bao nhiêu đã được SCIC công bố “luật chơi” tại buổi giới thiệu sáng 21/11 tại TP Hồ Chí Minh.
Sáng 21/11, tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX) đã diễn ra buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu Vinamilk của Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Buổi giới thiệu đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước; các công ty quản lý quỹ đầu tư lớn, công ty chứng khoán tham dự.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi road show 4 điểm mà SCIC đã công bố lộ trình trước đó (tại các sàn giao dịch chứng khoán London; Singapore, Hồng Kong) với các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Lần bán này SCIC thực hiện bán 9% vốn điều lệ của VNM do SCIC nắm giữ.
“Căn cứ kết quả tại buổi road show này SCIC sẽ tổng hợp tài liệu để báo cáo Chính phủ và chuẩn bị cho buổi đấu giá. Vinamilk được thành lập cách đây 40 năm; niêm yết trên TTCK 2006; giá trị vốn hoá gần 9 tỷ; Giá trị giao dịch chào bán 9% cổ phần tương ứng gần 900 triệu USD. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế đây là thương vụ chào bán lớn nhất Đông Nam Á năm 2016”, ông Hoàng Nguyên Học khẳng định.
Giới thiệu về công ty Vinamilk, ông Trần Chí Sơn, Trưởng bộ phận tài chính VNM đã đưa ra các thông tin tổng quát về doanh nghiệp. Ông Sơn cho biết: hiện các dòng sản phẩm của VNM thì ngành sữa chiếm trên 95% tổng doanh thu của công t; kênh bán hàng siêu thị; kênh bán l; xuất khẩu sang các nước ; mô hình kinh doanh đa dạng phongphú; kết quả kinh doanh của VNM rất vững mạnh; chiến lược rõ ràng; VNM có một đội ngũ rất mạnh có kinh nghiệm quyết tâm vì 1 ngành sữa ở VN để có thể so sánh với các nước trong khu vực; Độ tin tưởng của người tiêu dùng VN so với những nhãn hàng khác cao nhất tới 70,3%. Các sản phẩm của VNM ; doanh số VNM rất lớn….
Ông Nguyễn Chí Thành, Phó tổng giám đốc SCIC đã giới thiệu hai nội dung cơ bản về SCIC và tóm tắt về “luật chơi” hướng dẫn những quy định về các cổ phiếu của VNM mà SCIC sẽ bán trên thị trường chứng khoán.
Đại diện SCIC cũng đã giới thiệu những quy định chung về cách thức triển khai lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức chào bán cạnh tranh để thực hiện chào bán cổ phiếu Vinamilk (VNM) thuộc sở hữu đầy đủ và hợp pháp của SCIC và thực hiện giao dịch thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và HSX.Theo bản quy định, giá chào bán là mức giá một cổ phần không thấp hơn giá khởi điểm và mức giá sàn. Cụ thể, mức giá sàn là mức giá thấp nhất do HSX xác định và áp dụng đối với việc giao dịch cổ phiếu VNM trong 1 ngày cụ thể ; tiền đảm bảo giao dịch bằng 10% giá trị cổ phần đăng ký mua tính theo mức giá khởi điểm chào bán; nhà đầu tư có thể đặt cọc bằng VND hoặc ngoại tệ (USD). Ngày chuyển nhượng cổ phần là ngày SCIC và (các) nhà đầu tư trúng giá ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
“Thông tin về giá chúng tôi sẽ có thông tin công bố; nhưng có điểm nhấn giá đặt mua không thấp hơn giá khởi điểm và giá sàn VNM tại ngày chào bán; khi chào bán có đăng ký SCIC sẽ tổ chức chào bán cách giới hạn đặt cọc đủ để nhà đầu tư có thời gian suy nghĩ, cân nhắc, chào bán“, ông Thành cho biết.
Đầu tháng 12 đấu giá Vinamilk
Địa điểm chào bán: trụ sở HSX; ban tổ chức : SCIC; HSX; SSI, và Vinamilk. Đăng ký và đặt cọc từ 23/11 đến 2/12. Nhà đầu tư trúng giá theo mức giá đặt mua từ cao xuống thấp; nhà đầu tư đặt mua theo số lượng tỷ lệ cổ phần cung cấp;
Dự kiến ngày 2/12 sẽ là ngày đấu giá; ( bỏ phiếu từ 9 giờ đến 14 giờ) từ 14h đến 17 giờ ngày 2/12 sẽ mở công khai dưới sự giám sát chứng kiến của đại diện các bên có liên quan. Nếu không trúng giá thì sẽ hoàn tiền đặt cọc trong 3 ngày làm việc kể từ ngày chào bán; trung giá và đã thực hiện giao dịch qua HSX trong 3 ngày làm việc từ ngày thực hiện xong giao dịch qua HSX
Đăng nhận xét